NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 – 30/4/2024)!

Trang chủ/ Chuyển đối số

  01/04/2024     |  Lượt xem 36   

KẾ HOẠCH Thực hiện chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030

KẾ HOẠCH Thực hiện chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của toàn xã, quyết tâm thực hiện thành công các mục tiêu Chương trình hành động của UBND tỉnh và UBND huyện đã đề ra đến năm 2025.

b) Cụ thể hoá và triển khai có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đề ra tại Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 15/6/2021 về chương trình chuyển đổi số tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 129/KH-UBND, ngày 01/11/2023 của UBND huyện Ân Thi về việc phát triển hạ tầng số huyện Ân Thi giai đoạn 2023-2025 về thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 12/11/2021; Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 29/12/2023 của UBND huyện Ân Thi về việc thực hiện Chuyển đổi số huyện Ân Thi năm 2024.

2. Yêu cầu

a) Phát huy vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trực tiếp phụ trách, chỉ đạo toàn diện công tác chuyển đổi số trong ngành, lĩnh vực, địa phương mình.

b) Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong việc thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn xã.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tiếp nhận có đánh giá, phân tích, lựa chọn những nội dung phù hợp với phạm vi, điều kiện thực tiễn tại địa phương để đẩy nhanh việc triển khai các nội dung chính quyền số đến năm 2025, từng bước hình thành xã hội số và phát triển kinh tế số làm động lực phát triển kinh tế - xã hội của xã trong giai đoạn 2022-2025.

2. Mục tiêu cụ thể

Bám sát mục tiêu nhiệm vụ tại Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 15/6/2021 về chương trình chuyển đổi số tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, trong đó, Kế hoạch số 129/KH-UBND, ngày 01/11/2023 của UBND huyện Ân Thi về việc phát triển hạ tầng số huyện Ân Thi giai đoạn 2023-2025 về thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 12/11/2021; Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 29/12/2023 của UBND huyện Ân Thi về việc thực hiện Chuyển đổi số huyện Ân Thi năm 2024 chú trọng 03 mục tiêu sau:

a) Hoàn thiện chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số để tạo môi trường chính quyền thân thiện, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

b) Hoạt động của các lĩnh vực, ngành, nghề từng bước được chuyển đổi phương thức từ truyền thống sang ứng dụng công nghệ số để giảm chi phí, tăng năng suất lao động, thu hẹp khoảng cách phát triển.

c) Phát triển xã hội số dựa trên nền tảng công nghệ, hình thành công dân số và văn hóa số.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Các nhiệm vụ và giải pháp chung

a) Hoàn thiện thể chế về chuyển đổi số

- Căn cứ các văn bản quy định, hướng dẫn của cấp trên để ban hành các quy định, hướng dẫn về số hóa dữ liệu, triển khai quy trình số, vận hành nền tảng số chuyên ngành tại địa phương.

- Ban hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ và xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm của Ban Chỉ đạo thực hiện mô hình Tổ Công nghệ số cộng đồng.

- Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các mối quan hệ mới phát sinh trong tiến trình chuyển đổi số, khuyến khích đổi mới, sáng tạo.

b) Nâng cao nhận thức về chuyển đổi số

- Tổ chức phổ biến, quán triệt, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, người dân và doanh nghiệp về tính cấp thiết của chuyển đổi số. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với nghị quyết, chiến lược, chương trình hành động, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Nâng cao nhận thức, xác định vai trò người đứng đầu đơn vị quyết định thành công cho công cuộc chuyển đổi số, trực tiếp chỉ đạo và điều hành toàn diện nhiệm vụ chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Tham gia Hội nghị tập huấn, đào tạo chuyên đề về công tác chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chuyển đổi số đến tận người dân bằng nhiều hình thức; cụ thể:

+ Xây dựng chuyên mục tuyên truyền và kết quả thực hiện chuyển đổi số trên Trang thông tin điện tử của xã.

+ Xây dựng các kênh tuyên truyền, quảng bá trên các nền tảng mạng xã hội Zalo, Facebook, Youtube…

+ Tuyên truyền trực quan bằng pano, áp phích... ở khu dân cư, điểm công cộng.

- Thành lập các Tổ Công nghệ số cộng đồng, duy trì hoạt động hiệu quả và đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chuyển đổi số thông qua các Tổ Công nghệ số cộng đồng.

- Lựa chọn một số ngành, lĩnh vực để triển khai thử nghiệm sau đó rút kinh nghiệm và nhân rộng công tác truyền thông, phổ biến các kỹ năng số cơ bản như: truy cập sử dụng internet, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử, dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm an toàn thông tin cá nhân...

- Triển khai các giải pháp, các chương trình hỗ trợ nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người dân về chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh, tiếp cận và tham gia sử dụng các tiện ích, dịch vụ giao dịch thương mại, giao dịch thủ tục hành chính... qua đó thúc đẩy phát triển doanh nghiệp số, kinh tế số.

- Tổ chức các hội thi, cuộc thi tìm hiểu về chuyển đổi số.

c) Công tác phối hợp nhằm phát triển hạ tầng phục vụ hoạt động chuyển đổi số

- Cung cấp thông tin trong việc hoàn chỉnh hạ tầng dùng chung, cơ sở dữ liệu tập trung theo mô hình điện toán đám mây đủ năng lực phục vụ cho công tác chuyển đổi số.

- Xây dựng mô hình công sở số, trong đó ưu tiên hạ tầng phòng họp số kết hợp với thiết chế phòng điều hành số tại UBND xã.

- Hiện đại hóa hạ tầng đầu cuối cho cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với yêu cầu chuyển đổi số.

- Triển khai hạ tầng phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá tiềm năng du lịch, văn hóa bằng công nghệ số.

- Hoàn chỉnh hạ tầng công nghệ thông tin, phòng họp thông minh tại xã.

- Xây dựng kênh thông tin chỉ đạo điều hành “UBND xã Vinh Hiền” trên nền tảng mạng xã hội Zalo và Facebook để các địa phương và người dân cập nhật thông tin chính thống.

d) Phát triển nền tảng số, dữ liệu số, đảm bảo an toàn thông tin

- Lập kế hoạch, bổ sung nguồn lực đơn vị tổ chức thực hiện thu thập, số hóa dữ liệu quản lý chuyên ngành trên địa bàn.

- Theo dõi, giám sát an toàn giao thông, phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn...

- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 02/KH-TCTDDA ngày 05/3/2024 về kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 11/02/2024 của TTCP về tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn 2030; đặc biệt là:

+ Triển khai ứng dụng các tính năng của thẻ Căn cước công dân có gắn chip điện tử và ứng dụng VNEID trong các lĩnh vực của đời sống, xã hội (tài chính, viễn thông, điện, nước...).

+ Phối hợp triển khai phương án để các tổ chức định danh và xác thực điện tử thực hiện việc kinh doanh dịch vụ định danh và xác thực điện tử cho các lĩnh vực của đời sống, xã hội đáp ứng nhu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh trên nền tảng định danh và xác thực điện tử do Bộ Công an cung cấp.

+ Triển khai, xác thực định danh công dân khi tham gia vào các nền tảng số đảm bảo theo quy định của Chính phủ.

- Áp dụng chữ ký số trong việc luân chuyển, trao đổi dữ liệu số của cán bộ công chức, viên chức trong thực thi công vụ.

- Triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin: hệ thống phòng chống virus tập trung, phòng chống mã độc, mô hình bảo đảm an toàn thông tin mạng.

- Triển khai các giải pháp, ứng dụng của quốc gia về an toàn thông tin cho cơ quan nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

đ) Phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số

- Sắp xếp, bố trí nhân lực chuyên trách chuyển đổi số, an toàn thông tin; đảm bảo cơ quan có chuyên trách chuyển đổi số, an toàn thông tin.

- Tham gia đào tạo, nâng cao năng lực và kỹ năng cho đội ngũ chuyên trách chuyển đổi số, an toàn thông tin.

- Thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

2. Hoàn thiện chính quyền điện tử, phát triển chính quyền số

- Đổi mới phương thức làm việc, đánh giá kết quả thực thi công vụ trong đó quy trình số là bắt buộc, báo cáo số là hình thức phổ biến, dữ liệu số là tài liệu kiểm chứng phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá kết quả công việc.

- Hướng đến Chính quyền số với mục tiêu “4 không, 1 có” (làm việc không giấy tờ; họp không tập trung; dịch vụ công không gặp mặt; thanh toán không tiền mặt, dữ liệu có số hóa).

- Xây dựng công sở số, kết hợp với các hệ thống dữ liệu, hỗ trợ tổng hợp, phân tích số liệu, phản ánh hiện trường,... hình thành Hệ sinh thái số phục vụ điều hành.

- Phối hợp triển khai các nội dung của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia. Tổ chức ứng dụng, khai thác dữ liệu về dân cư; đảm bảo người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền.

- Phối hợp triển khai dự án camera giám sát phục vụ quản lý an ninh - trật tự xã hội, an toàn giao thông, quản lý đô thị, hỗ trợ phòng, tránh thiên tai…

- Triển khai công tác số hóa tài liệu, hồ sơ, văn bản lưu trữ nhằm phục vụ chuyển đổi mô hình công sở số.

- Hiện đại hoá nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trong cung cấp dịch vụ hành chính công; đảm bảo tối thiểu 95% hồ sơ giải quyết đúng hẹn; mức độ hài lòng của công dân đối với việc giải quyết thủ tục hành chính đạt trên 95%.

- Đảm bảo 100% công dân đến giao dịch tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đều có tài khoản, xác thực đồng bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia để nhận các thông tin về thủ tục hành chính, đồng thời khai thác, sử dụng lại dữ liệu hồ sơ điện tử.

- Triển khai thực hiện 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện mức độ 4 theo danh mục công bố của cấp tỉnh.

- Triển khai 100% quy trình xử lý và kết quả dịch vụ hành chính công được thực hiện trên môi trường số và số hóa.

- Tiếp tục phối hợp với các sở, ngành liên quan để cải tiến, hoàn thiện Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành; triển khai đảm bảo 100% cán bộ, công chức sử dụng ứng dụng Quản lý văn bản và điều hành để theo dõi, xử lý công việc. Phối hợp triển khai mở rộng hệ thống Quản lý văn bản và điều hành đến các cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể chính trị nhằm đảm bảo liên thông gửi nhận văn bản điện tử trong hệ thống chính trị.

- Phối hợp triển khai đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong văn bản điện tử, thực hiện thủ tục hành chính, chỉ đạo điều hành và xử lý công việc trên môi trường mạng.

- Phối hợp xây dựng bản đồ số (GIS) phục vụ công tác quản lý nhà nước, cung cấp công khai bản đồ số quy hoạch.

- Giữ vững, nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI).

3. Thúc đẩy phát triển kinh tế số

- Phối hợp hoàn thiện dữ liệu, quy trình số và cung cấp dịch vụ số chuyên ngành.

- Phối hợp hỗ trợ các tổ chức, cá nhân về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; sở hữu trí tuệ; hỗ trợ xây dựng, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc; ứng dụng mã số mã vạch; xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, công cụ quản lý tiên tiến; áp dụng Tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo VietGAP; ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp… theo các chính sách của tỉnh.

- Phối hợp triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ phục vụ quản lý, sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, trung tâm mua sắm, chợ, các điểm du lịch,....

- Giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đặc trưng trên Trang Thông tin điện tử, Trang mạng xã hội Zalo, Facebook...

- Triển khai thanh toán không dùng tiền mặt tại chợ, cửa hàng kinh doanh, các điểm du lịch trên địa bàn.

- Hỗ trợ hộ kinh doanh, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin để tiếp cận thông tin về sản xuất nông nghiệp, các mô hình nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao; phát triển chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; tạo sự gắn kết trong liên kết 4 nhà “ Nhà nông - nhà nước - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp”.

- Phối hợp các đơn vị có liên quan hoàn thiện các giải pháp để thúc đẩy, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân sử dụng phương thức kê khai, nộp thuế, thanh toán không dùng tiền mặt.

4. Thúc đẩy phát triển xã hội số

- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các ứng dụng VNEID, VSSID, Sổ sức khỏe điện tử…

- Triển khai các ứng dụng ví điện tử, ngân hàng số, thanh toán không dùng tiền mặt.

- Vận động, hỗ trợ người dân tham gia Tổ Công nghệ số cộng đồng.

- Nâng cao hiệu quả người dùng thiết bị di động thông minh được tiếp cận với các dịch vụ chính quyền số, các dịch vụ thông minh và giao tiếp trên môi trường mạng.

- Phối hợp thực hiện tốt công tác quy hoạch trạm BTS phát triển mạng tốc độ cao 4G, hướng đến phủ sóng 5G.

- Phối hợp xây dựng các điểm Wifi miễn phí cho người dân tại các nhà văn hóa, các điểm công cộng… theo phương án kết hợp giữa nhà nước với doanh nghiệp và các thành phần khác.

- Huy động các nguồn lực, tăng cường sự hỗ trợ của Trung ương, Tỉnh, các doanh nghiệp sớm hoàn thành mục tiêu phổ cập điện thoại di động thông minh cho người dân.

- Chủ động đề xuất, phối hợp, tranh thủ nguồn lực từ cấp trên và xã hội hóa trong công tác chuyển đổi số hình thành xã hội số trong từng ngành, lĩnh vực quản lý.

5. Phối hợp chuyển đổi số trong một số ngành, lĩnh vực

a) Chuyển đổi số ngành Nông nghiệp

- Tạo dựng môi trường, hệ sinh thái nông nghiệp số làm nền móng, kiến tạo thể chế, thúc đẩy chuyển đổi từ “Sản xuất nông nghiệp” sang “Kinh tế nông nghiệp”.

- Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu chuyên ngành trên cơ sở kiến trúc, quy chuẩn, dịch vụ chia sẻ dữ liệu thống nhất, bảo đảm nền tảng về dữ liệu là hạ tầng quan trọng, cốt yếu cho chuyển đổi số ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, cụ thể:

+ Cơ sở dữ liệu về đất nông nghiệp, quản lý trồng trọt, bảo vệ thực vật;

+ Cơ sở dữ liệu về chăn nuôi thú y;

+ Cơ sở dữ liệu về thủy sản;

+ Cơ sở dữ liệu về thủy lợi;

+ Cơ sở dữ liệu về lâm nghiệp;

+ Cơ sở dữ liệu về nông thôn mới.

- Xây dựng các mô hình chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp nhằm hỗ trợ các cá nhân, tổ chức trong việc tiếp cận ứng dụng công nghệ số vào sản xuất:

+ Mô hình nuôi có ứng dụng công nghệ IoT (hộ gia đình/HTX/doanh nghiệp) ở ao/hồ/đầm phá/biển;

+ Mô hình trồng có giám sát trong nhà kính;

+ Mô hình quản lý, giám sát rừng đầu nguồn/rừng phòng hộ/rừng đặc dụng có ứng dụng công nghệ;

+ Mô hình trồng rừng sản xuất/rừng ngập mặn;

+ Mô hình chăn nuôi heo/bò/trâu… với công nghệ theo dõi giám sát đàn nuôi, có tính đến quy hoạch vùng nuôi.

b) Chuyển đổi số ngành Kinh tế và Hạ tầng

- Khuyến khích doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các sản phẩm công nghệ số, nội dung số, quảng cáo số... Hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp trên địa bàn tiếp cận và tham gia vào các hoạt động thương mại điện tử. Thúc đẩy chuyển đổi số lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, tuyên truyền, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất tiểu thủ công nghiệp thay đổi quy trình sản xuất, tăng cường áp dụng các giải pháp công nghệ hiện đại.

- Xây dựng cấu trúc dữ liệu ngành xây dựng theo các quy định kỹ thuật để tích hợp các CSDL thành phần đảm bảo việc khai thác dữ liệu trên nền tảng GIS và liên thông chia sẻ giữa liệu giữa các cấp.

- Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu chuyên ngành trên cơ sở kiến trúc, quy chuẩn, dịch vụ chia sẻ dữ liệu thống nhất, bảo đảm nền tảng về dữ liệu là hạ tầng quan trọng, cốt yếu cho chuyển đổi số của ngành, cụ thể:

+ Cơ sở dữ liệu về quy hoạch - xây dựng;

+ Cơ sở dữ liệu về giao thông;

+ Cơ sở dữ liệu về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp;

+ Cơ sở dữ liệu quản lý điện năng;

+ Cơ sở dữ liệu về thương mại - khoa học và công nghệ.

c) Chuyển đổi số lĩnh vực Địa Chính – Xây dựng

- Cập nhật cơ sở dữ liệu và hệ thống quản lý thông tin môi trường; đa dạng sinh học; tài nguyên nước; khoáng sản; biến đổi khí hậu; tài nguyên biển đảo, đầm phá; cơ sỡ dữ liệu quỹ nhà đất; giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất.

- Cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai công khai thông tin phục vụ tra cứu của tổ chức, công dân.

- Triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu về bồi thường, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án trên địa bàn.

d) Chuyển đổi số lĩnh vực Tài chính – Kế toán

- Chia sẻ dữ liệu thống nhất, bảo đảm nền tảng về dữ liệu lĩnh vực Tài chính, cụ thể:

+ Cơ sở dữ liệu về quản lý tài sản công;

+ Cơ sở dữ liệu về thông tin giá cả thị trường;

+ Khai thác hiệu quả các phần mềm ứng dụng: Hệ thống thông tin quản lý ngân sách Nhà nước và Kho bạc (TABMIS); Hệ thống công khai ngân sách; Hệ thống cấp mã số cho các đơn vị có quan hệ với ngân sách; Hệ thống quản lý các dự án đầu tư có sử dụng nguồn vốn NSNN trên địa bàn;

+ Tổng hợp xây dựng dự toán, quyết toán ngân sách thuộc thẩm quyền.

- Chia sẻ dữ liệu thống nhất, bảo đảm nền tảng về dữ liệu lĩnh vực Kế hoạch, cụ thể:

+ Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã, hộ kinh doanh, kinh tế tư nhân;

+ Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong tổng hợp báo cáo số liệu về kinh tế - xã hội;

+ Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong tổng hợp, theo dõi kế hoạch đầu tư công trung hạn;

+ Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong tổng hợp thông tin phục vụ công tác xúc tiến đầu tư.

đ) Chuyển đổi số lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

- Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Tiền Phong, Trường mầm non Tiền Phong phối hợp với các ban, ngành liên quan, cơ quan cấp trên xây dựng kế hoạch chuyển đổi số, đảm bảo theo nội dung và yêu cầu của cấp trên.

- Về dịch vụ hỗ trợ người học, người dân:

+ 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 (hoặc mức độ 3 nếu không phát sinh thanh toán).

+ Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 65%.

+ Tỷ lệ người học, phụ huynh hài lòng về chất lượng dịch vụ trực tuyến của các cơ sở giáo dục đạt trung bình 90%.

+ Tỷ lệ tổ chức, cá nhân hài lòng về chất lượng dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan quản lý giáo dục đạt trung bình 90%.

+ 100% cơ sở giáo dục triển khai sổ liên lạc điện tử và thanh toán các khoản phí không dùng tiền mặt.

+ Trên 85% phụ huynh học sinh cài đặt để sử dụng sổ liên lạc điện tử, 30% phụ huynh THCS thanh toán các khoản phí bằng hình thức trực tuyến.

+ 100% trường phổ thông thực hiện tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến qua nhiều phương tiện khác nhau.

- Chuyển đổi số trong dạy học, kiểm tra đánh giá:

+ 100% cơ sở giáo dục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin dạy và học, tạo sự thay đổi căn bản, toàn diện dạy và học theo hướng hiện đại; tạo đột phá về chất lượng đào tạo.

+ Hình thành học liệu số gồm: Đề thi, đáp án, bài giảng, giáo án điện tử, thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng,… trên nền tảng công nghệ Big Data.

+ Định hướng tổ chức dạy học theo quy trình trên lớp, kết hợp trực tuyến để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học.

- Phấn đấu triển khai thực hiện kiểm tra, đánh giá bằng hình thức trực tuyến (thông qua bài kiểm tra trên máy tính).

          - Tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số.

- 100% giáo viên được nâng cao và tích lũy kinh nghiệm xử lý trong công tác giảng dạy, thông qua việc tích lũy và chia sẻ thông tin trên hệ thống quản lý điều hành tập trung.

e) Chuyển đổi số lĩnh vực Y tế

- Trên 95% người dân sử dụng hồ sơ sức khỏe điện tử trong khám bệnh, chữa bệnh, kết nối với các hệ thống thống tin bệnh viện và hệ thống phần mềm quản lý trạm y tế xã.

- Trạm Y tế triển khai áp dụng phần mềm quản lý trạm y tế theo quy định của Bộ Y tế.

- Triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, hệ thống đơn thuốc điện tử.

- Tham gia nền tảng tư vấn khám chữa bệnh từ xa và đăng ký khám, chữa bệnh từ xa.

- Triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực y tế.

- Tiếp nhận khám chữa bệnh đối với bệnh nhân sử dụng thẻ bảo hiểm y tế điện tử thông qua phần mềm VSSiD; căn cước công dân có gắn chip.

- Phủ sóng mạng Wifi tốc độ cao miễn phí phục vụ nhu cầu bệnh nhân và người dân đến khám bệnh.

g) Chuyển đổi số lĩnh vực Du lịch

- Cung cấp dữ liệu chuyên ngành qua hệ thống số hóa dùng chung của tỉnh và được số hóa quy trình khai thác.

- Triển khai số hóa “Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành du lịch”, “Hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội” trên nền tảng dữ liệu lớn của tỉnh.

- Bảo đảm cung cấp, chia sẻ dữ liệu cho thực hiện dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp, làm nền tảng phát triển Chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh.

- 100% doanh nghiệp du lịch dịch vụ đăng ký khách lưu trú trên phần mềm Quản lý lưu trú của tỉnh.

- Các doanh nghiệp du lịch dịch vụ triển khai thanh toán không dùng tiền mặt.

- 100% phản ánh hiện trường, góp ý của người dân liên quan đến ngành du lịch được xử lý đảm bảo đúng điều kiện.

- Phối hợp xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách về thu nhận, tạo lập, quản lý tài nguyên số về du lịch, phục vụ cho phát triển kinh tế số.

- Cung cấp và triển khai dịch vụ dữ liệu, thông tin về du lịch cho tổ chức, cá nhân, cộng đồng cho phát triển kinh tế số, dịch vụ nội dung số.

- Thúc đẩy các thành phần kinh tế có cung cấp dịch vụ sản phẩm hàng hóa tham gia vào sàn thương mại điện tử.

h) Chuyển đổi số lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội

- Phối hợp rà soát, làm sạch các dữ liệu chuyên ngành để thực hiện kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin khác;

- Triển khai các ứng dụng, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ cho việc quản lý, triển khai thực hiện các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn; trong đó, tập trung triển khai các hệ thống sau:

+ Quản lý thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo;

+ Quản lý đối tượng hưởng trợ giúp xã hội tại cộng đồng;

+ Quản lý thông tin người khuyết tật.

- Chuẩn hóa các cơ sở dữ liệu chuyên ngành:

+ Cơ sở dữ liệu về hộ nghèo, hộ cận nghèo;

+ Cơ sở dữ liệu về đối tượng hưởng trợ giúp xã hội tại cộng đồng;

+ Cơ sở dữ liệu cung - cầu lao động;

+ Cơ sở dữ liệu người hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

- Phấn đấu 80% đối tượng thuộc phạm vi quản lý nhà nước ngành được định danh điện tử; thông tin của đối tượng an sinh xã hội trên địa bàn được số hoá và lưu trữ tại các cơ sở dữ liệu chuyên ngành;

- Khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện giao kết hợp đồng với người lao động trên nền tảng hợp đồng lao động điện tử”

i) Chuyển đổi lĩnh vực Văn phòng

- Xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy chuẩn, dịch vụ chia sẻ dữ liệu thống nhất, bảo đảm nền tảng về dữ liệu là hạ tầng quan trọng, cốt yếu cho chuyển đổi lĩnh vực Văn phòng, cụ thể:

+ Cơ sở dữ liệu về cải cách hành chính: báo cáo cải cách hành chính quý, 6 tháng, năm; Chỉ số cải cách hành chính hằng năm...;

+ Cơ sở dữ liệu về thống kê;

+ Cơ sở dữ liệu lưu trữ tài liệu điện tử;

+ Cơ sở dữ liệu về thi đua khen thưởng.

- Tổ chức triển khai số hóa dữ liệu của đơn vị theo từng lĩnh vực, từng giai đoạn. Chuẩn hóa hồ sơ điện tử từ hệ thống quản lý văn bản, một cửa điện tử, các hệ thống thông tin phục vụ phát triển chính quyền số.

- Đảm bảo hoàn thiện 100% hệ thống thông tin chuyên ngành trên nền tảng số hóa và vận hành bởi quy trình số. Tạo lập dữ liệu thống kê phục vụ quản lý số liệu chuyên ngành.

- Bảo đảm 100% tài liệu lưu trữ được số hóa, tối thiểu 80% tài liệu lưu trữ không thuộc danh mục hạn chế sử dụng được tổ chức sử dụng trên môi trường mạng.

- Tổ chức chuyển đổi, chuẩn hóa tạo lập cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức đảm bảo việc kết nối, liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ. công chức.

- Tích hợp về cơ sở dữ liệu quốc gia cán bộ, công chức, thường xuyên cập nhật, triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước bảo đảm kết nối, chia sẻ các cơ sở dữ liệu điện tử dùng chung về chuyên ngành với mạng cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức, cơ sở dữ liệu dân cư, cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội.

k) Chuyển đổi số lĩnh vực Tư pháp – Hộ tịch

- Triển khai số hóa dữ liệu hộ tịch từ năm 1986 đến trước ngày 01/02/2018 vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử quốc gia và của tỉnh hoàn thành vào năm 2023 (theo Quyết định số 1836/QĐ-UBND ngày 28/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Số hóa dữ liệu từ sổ hộ tịch giấy vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc tại tỉnh Hưng Yên).

- Triển khai dịch vụ công chứng thực bản sao điện tử từ bản chính.

Trên đây là Kế hoạch chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030. UBND xã Tiền Phong đề nghị các cơ quan, đơn vị, ban ngành đoàn thể; doanh nghiệp tổ chức triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này.

Xem chi tiết ở đây

Trần Thị Thương, Công chức Văn phòng - Thống kê xã

 
Liên kết
Video Clip
Thời tiết
HƯNG YÊN WEATHER
Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập : 36034