NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 – 30/4/2024)!

Trang chủ/ Tin tức - Sự kiện

  09/08/2024     |  Lượt xem 813   

Thông báo tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua (Từ ngày 30/7 đến 09/8/2024)

Thông báo tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua (Từ ngày 30/7 đến 09/8/2024)

THÔNG BÁO

TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA

(TỪ NGÀY 30/7 ĐẾN 9/8/2024)

 

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG

     1. Thời tiết:

          Nhiệt độ trung bình: 30- 370C

          Độ ẩm trung bình: 70 - 80%.

 Tuần qua, ngày trời nắng nóng, xen kẽ có mưa giông. Nhìn chung thời tiết thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

    2. Cây trồng và giai đoạn  sinh trưởng:

        - Cây lúa: Kế hoạch gieo cấy toàn huyện là 6.250 ha.

       GĐST : - Đẻ nhánh rộ - Cuối đẻ nhánh - Đứng cái.

       - Cây nhãn: - Chín - Thu hoạch.

       - Cây có múi: phát triển quả.

II.NHẬN XÉT TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA

  1. Trên cây lúa

- Sâu cuốn lá nhỏ, bướm vũ hóa rộ và đẻ trứng trên các trà lúa. Tập chung  ở những diện tích cấy sớm, ruộng xanh tốt…Mật độ phổ biến trưởng thành nơi cao 3-5 con/m2. Mật độ trứng 7-15 quả/m2,  nơi cao 50-80 quả/m2.

- Bệnh khô vằn xuất hiện và phát triển trên các trà lúa. Bệnh hại nặng trên các chân ruộng cấy dày, cạn nước, bón phân không cân đối NPK… Tỷ lệ hại phổ biến 1 -3 % số dảnh, nơi cao > 15% số dảnh. Cấp 1-3.

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn xuất hiện cục bộ trên một số giống lúa nhiễm như: Lúa lai, Nếp 415 và một số giống lúa khác sau những trận mưa giông…

- Chuột gây hại nhẹ cục bộ trên một số diện tích khu ruộng chân cao, gieo xạ gần ven làng, gần gò đống kênh mương. Tỷ lệ phổ biến 0,1- 0,3% số dảnh, nơi cao 1-3% số dảnh.

- Bệnh thối thân, thối rễ gây hại cục bộ trên một số diện tích ngập úng trước đó.

- Ngoài ra, sâu đục thân gây hại với mật độ cao hơn vụ mùa 2023, rầy nâu rầy lưng trắng, rầy cám nở rộ và gây hại  trên một số diện tích.

    2.Trên cây nhãn vải, cây có múi

     - Trên cây nhãn: Nhện, rầy chổng cánh gây hại nhẹ, bệnh sương mai, thán thư , nứt quả, thối quả... gây hại nhẹ cục bộ trên một số diện tích. Tỷ lệ bệnh hại 3-5 % nơi cao >7 % số quả, quả. Cấp 1-3,

     - Trên cây có múi: sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, rệp muội, bọ xít..gây hại rải rác mật độ thấp.

III/ DỰ KIẾN TÌNH HÌNH SINH  VẬT TRONG THỜI GIAN TỚI

  1. Trên cây lúa:

- Sâu cuốn lá nhỏ, sâu non nở rộ từ 11/ 8 đến 18/8/2024. Tập chung những ruộng gieo cấy sớm, xanh tốt ven làng, gần đường giao thông...

- Bệnh thối thân, thối rễ tiếp tục phát triển trên một số diện tích, tập chung các diện tích lúa muộn, bị ngập úng...

- Bệnh khô vằn phát sinh phát triển trên các trà lúa, ruộng, xanh tốt, cấy dày, bón phân không cân đối NPK...

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn tiếp tục phát triển trên các giống lúa nhiễm trà sớm sau những trận mưa giông.

- Chuột gây tiếp tục gây hại cục bộ trên một số diện tích khu ruộng chân cao, gần ven làng, gần gò đống kênh mương.

- Ngoài ra, sâu đục thân tiếp tục gây hại làm héo rảnh, rầy nâu rầy lưng trắng , rầy cám tiếp tục gia tăng về mật độ và phạm vi gây hại trên một số diện tích.

2. Trên cây nhãn vải và có múi

     - Trên cây nhãn vải: Nhện, rầy chổng cánh tiếp tục gây hại, bọ xít nâu gây hại cục bộ, bệnh sương mai, thán thư, nứt quả, thối quả...tiếp tục gây hại cục bộ trên một số diện tích.

     - Trên cây có múi: sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, rệp muội tiếp tục gây hại rải rác, bệnh thán thư, loét cam gây hại cục bộ.

IV. ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HOẶC CÁC CHỦ TRƯƠNG CẦN TRIẾN KHAI THỰC HIỆN Ở ĐỊA PHƯƠNG

  1.  Trên cây lúa:

    - Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, theo dõi chặt chẽ các đối tượng sâu bệnh như sâu cuốn lá, sâu đục thân, bệnh thối thân, thối rễ, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, rầy nâu, rầy lưng trắng...để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để lây lan ra diện rộng.

   -  Tập chung phun trừ sâu cuốn lá nhỏ bằng các thuốc đặc hiệu như: Incipio 200 SC, Dylan 5 WG, Comdagold  5WG, Vitako 40 WG, Voliam targo 063 SC...Thời gian phun trừ: từ 11/8 đến 18/8/2024.( Chú ý: chỉ phun ở những nơi có mật độ cao, diện tích lúa gieo cấy sớm, tránh phun tràn lan, làm ảnh hưởng đến môi trường).

    - Phun phòng trừ bệnh khô vằn bằng thuốc: Anvil 5SC,  Tilsuper 300EC,  Nevo 330 EC, Sagogarain 300EC…

     - Phun phòng trừ bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn cho các giống lúa nhiễm bằng thuốc đặc hiệu như:Ychatot 900SP, Totan 200WP,  Xantocin 40WP,  Xanthomix 20 WP...Sau những trận mưa giông.

    -  Rẽ lúa kiểm tra mật độ rầy nâu, rầy lưng trắng và phun trừ kịp thời ở những nơi có mật độ cao bằng các thuốc đặc hiệu như: Ches 50 WG, Chatot 600 WG, Afta 300 WG…

    - Tiếp tục đánh bắt chuột bằng mọi biện pháp hóa học và thủ công ở những nơi chuột gây hại..

      2. Trên cây có múi

     - Theo dõi chặt chẽ các đối tượng sâu bệnh trên cây có múi, chủ động phòng trừ các đối tượng sâu bệnh như: nhện đỏ, bọ Xít, rệp muội, rầy chổng cánh, bọ trĩ, bệnh thán thư, sương mai, nứt quả , thối quả... bằng các thuốc đặc hiệu tại nơi có sâu bệnh phát triển. Chú ý thời gian cách ly đối với các vườn chuẩn bị và đang thu hoạch quả.

xem chi tiết tại đây:

Theo Trạm BVTV Ân Thi

 

                                                                           

 
Liên kết
Video Clip
Thời tiết
HƯNG YÊN WEATHER
Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập : 36250