Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, của cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp và nhân dân về ý nghĩa, mục tiêu, tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công vụ, quy tắc ứng xử của công chức; thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo hướng văn minh, hiện đại. Tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp và tổ chức xã hội trong việc thực hiện cải cách hành chính; khuyến khích người dân, tổ chức và doanh nghiệp tích cực sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích và giám sát các hoạt động thực thi công vụ, kết quả thực hiện của địa phương. UBND xã Nam Hưng triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính gồm:
1.Cải cách thể chế
a. Ban hành kịp thời, đúng hạn các văn bản quy định tại các Luật, Pháp lệnh,
Nghị định của Chính Phủ, Thông tư của các bộ, ngành theo thẩm quyền.
b. Xây dựng kế hoạch, triển khai Đề án nâng cao hiệu quả công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn.
c. Thực hiện đồng bộ các hoạt động theo dõi, thi hành pháp luật; thường
xuyên kiểm tra việc theo dõi, thi hành pháp luật.
2. Cải cách thủ tục hành chính
a. Tiếp tục thực hiện rà soát, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền loại bỏ các
mẫu đơn, tờ khai không cần thiết, không hợp lý; đặc biệt là các mẫu đơn, tờ khai
có thông tin trùng lặp.
b. Củng cố, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả.
c. Tập trung giải quyết các thủ tục hành chính, đảm bảo duy trì tỷ lệ giải quyết đúng hạn từ 99% trở lên; thực hiện việc xin lỗi người dân, tổ chức khi để xảy ra trễ hẹn; 100% hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện được giải quyết trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và được số hóa kết quả giải quyết; 100% tổ chức, người dân, doanh nghiệp hài lòng với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước.
d. Tuyên truyền, tổ chức thực hiện thanh toán trực tuyến trong giải quyết TTHC
đ. Số hóa 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính đang còn hiệu lực
và có giá trị sử dụng thuộc thẩm quyền giải quyết.
e. Thực hiện khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức, người
dân đối với việc giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước.
g. Tiếp tục rà soát, cập nhật đồng bộ, đầy đủ, thường xuyên thông tin, dữ liệu thủ tục hành chính, trạng thái, kết quả xử lý hồ sơ thủ tục hành chính, dịch vụ công
trực tuyến, thanh toán trực tuyến trên hệ thống phần mềm một cửa điện tử, trên
Cổng dịch vụ công tỉnh và Cổng dịch vụ công quốc gia.
3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
a. Tiếp dục rà soát, sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức trên địa bàn theo quy định, khắc phục triệt để sự trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, gắn kết chặt chẽ với chính sách tinh giản biên chế.
b. Triển khai thực hiện các quy định về phân cấp quản lý nhà nước trên các
lĩnh vực; tăng cường thực hiện kiểm tra đối với các nhiệm vụ được phân cấp.
4. Cải cách chế độ công vụ
a. Tiếp tục rà soát, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã để đảm bảo số
lượng gắn kết chặt chẽ với chính sách tinh giản biên chế.
b. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên
địa bàn xã
5. Cải cách tài chính công
a. Thực hiện các quy định về đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách gắn với nhiệm vụ được giao và sản phẩm đầu ra.
b. Xây dựng định mức khoán chi thường xuyên phù hợp với điều kiện, tình hình của địa phương; lập dự toán kinh phí, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn thi hành và quy chế chi tiêu nội bộ.
c. Xây dựng và ban hành Kế hoạch đầu tư công năm 2024.
6. Xây dựng và phát triển Chính quyền địên tử, chính quyền số
a. Xây dựng, phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số; 100% cơ sở dữ liệu chuyên ngành được hoàn thành và kết nối, chia sẻ để sử dụng chung.
b. Tiếp tục thực hiện thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nhằm đẩy
mạnh thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý
c. Chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ trên môi trường
mạng; số hóa hồ sơ, lưu trữ hồ sơ công việc điện tử.
7. Công tác chỉ đạo, điều hành, tuyên truyền về cái cách hành chính
a. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, công tác chỉ đạo, điều hành tạo sự thống nhất quyết tâm cao giữa cấp ủy đảng, chính quyền trong việc lãnh, chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện kế hoạch cải cách hành chính, xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính.
b. Đánh giá, chấm điểm xác định Chỉ số cải cách hành chính, chấm
điểm đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp xã đảm bảo thực chất, khách quan, chính xác kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
c. Đổi mới, đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền về cải cách hành
chính, trong đó tập trung đến công khai, minh bạch, giảm thời gian trong giải
quyết TTHC, dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4, tiếp nhận và trả kết quả qua dịch
vụ bưu chính công ích.
d. Đẩy mạnh kiểm tra công vụ, kiểm tra cải cách hành chính; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tầng lớp nhân dân trong giám sát thực hiện công tác cải cách hành chính của các ngành, địa phương.