Căn cứ Kế hoạch của UBND huyện Ân Thi về việc quản lý, thực hiện công tác bảo vệ môi trường đối với việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh trong năm 2024, UBND xã Tiền Phong xây dựng kế hoạch quản lý, thực hiện công tác bảo vệ môi trường đối với việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn trong năm 2024, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát:
Tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt; phòng ngừa, kiểm soát, giảm thiểu tác động tiêu cực của chất thải rắn sinh hoạt tới môi trường và sức khỏe con người; đảm bảo cảnh quan, môi trường trên địa bàn. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân về quản lý chất thải rắn sinh hoạt; thay đổi từ nhận thức đến hành động để từng bước thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, lưu giữ, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý rác thải phù hợp với thực tế địa phương và quy định của pháp luật.
2. Mục tiêu cụ thể
- 100% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại xã được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
- Tổ chức thực hiện tốt công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Công tác quản lý, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của chính quyền các cấp và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn
II. YÊU CẦU
- Trên cơ sở kế hoạch của UBND xã để cụ thể hóa các nội dung quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Tiền Phong để thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, từng bước đưa công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt đi vào hoạt động ổn định, nề nếp, tạo sự chuyển biến căn bản trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Các nhiệm vụ đề xuất phải dựa trên cơ sở hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn, góp phần thiết thực vào giải quyết cụ thể các vấn đề bức xúc về quản lý chất thải rắn trên địa bàn.
- Huy động sự tham gia tích cực, chủ động của các ban ngành, đoàn thể và người dân trong công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Phát huy hiệu quả hoạt động của Tổ thu gom tại các thôn trên địa bàn
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Công tác tuyên truyền
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối hợp cùng MTTQ và các đoàn thể phổ biến nâng cao nhận thứccộng đồng ở các trường học, cộng đồng dân cư, cơ quan nhà nước, các cơ sở sảnxuất, kinh doanh dịch vụ về giảm thiểu phát sinh chất thải rắn, phân loại tại nguồn, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn, thải bỏ chất thải rắn đúng nơi quy định, hạn chế sử dụng túi nilon và các sản phẩm nhựa dùng một lần, tạo điều kiện tối đa cho phương tiện, người thực hiện thu gom.
- Thời gian thực hiện: thường xuyên trong năm 2024.
- Hình thức tuyên truyền: Trên hệ thống truyền thanh, các cuộc họp của thôn và tổ chức các hoạt động dọn dẹp vệ sinh môi trường, ngày chủ nhật xanh.
2.Triển khai có hiệu quả phân loại rác thải tại nguồn
Xây dựng và triển khai thí điểm mô hình cộng đồng tham gia quản lý, phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, từ đó nâng cao vai trò giám sát của cộng đồng trong việc phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
3. Cải tạo, nâng cấp hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Duy trì hoạt động của các Tổ thu gom rác tại các thôn trên địa bàn thực hiện thu gom từ các hộ gia đình, các khu công cộng, trục đường, lòng đường trên địa bàn thôn, hành lang, vỉa hè,…Rà soát, điều chỉnh phương thức thu gom chất thải rắn sinh hoạt với thờigian và tần suất phù hợp đối với từng loại rác thải sinh hoạt sau khi phân loại (rác thải hữu cơ, rác thải còn lại) và đối với từng khu vực;
- Đề xuất triển khai các thủ tục pháp lý về chủ trương, quy hoạch, đầu tư, xây dựng các khu xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn.
- Huy động mọi nguồn lực đầu tư, tăng cường xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Tổ chức thực hiện việc xử lý triệt để các bãi chôn lấp rác thải tự phát, không để phát sinh sau năm 2024.
4. Tổ chức kiểm tra, giám sát
Thành lập Tổ kiểm tra, thường xuyên giám sát, đôn đốc, nhắc nhở các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, nộp phí vệ sinh và xử lý nghiêm các hành vi đổ chất thải sinh hoạt không đúng nơi quy định và các vi phạm trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phó chủ tịch UBND xã
- Chỉ đạo công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quản lý; kiểm tra, đôn đốc cán bộ phụ trách , các thôn và tổ thu gom tổ chức thực hiện đảm bảo mục tiêu đặt ra.
- Phối hợp với phòng ban chuyên môn và các đơn vị liên quan triển khai các nhiệm vụ khảo sát vị trí, đề xuất xây dựng lò đốt rác trên địa bàn.
2. Công chức Địa chính - Xây dựng - Môi trường
- Tham mưu hướng dẫn các quy định pháp luật về Luật bảo vệ môi trường năm 2020.
- Tham mưu rà soát các vị trí phù hợp với quy hoạch xây dựng để xây dựng các điểm tập kết, trung chuyển rác thải trên địa bàn.
- Hướng dẫn các Tổ thu gom rác xử lý chất thải theo đúng quy định, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Rà soát các phương tiện phục vụ công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt để tham mưu bổ sung đảm bảo thực hiện công tác đạt hiệu quả.
3. Công chức Tài chính - Kế toán
Tham mưu cho UBND xã trong việc phân bổ ngân sách hàng năm để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
4. Công chức Văn hóa - Xã hội
Tham mưu công tác tuyên truyền về vệ sinh môi trường, thu gom xử lý rác thải và đăng tải trên các trang fanpage mạng xã hội, cổng thông tin thành phần về các hoạt động chỉnh trang nông thôn, vệ sinh môi trường, các mô hình phân loại rác tại nhà hiệu quả.
5. Ban Công an xã
Phối hợp kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi đổ chất thải sinh hoạt không đúng nơi quy định và các vi phạm trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
6. Trường tiểu học và THCS Tiền Phong và Trường Mầm non
Xây dựng chương trình giáo dục về môi trường với nội dung và thời lượng phù hợp với nhận thức của từng lứa tuổi tại các cấp học phổ thông. Phân công nhiệm vụ cho giáo viên và học sinh tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường và phân loại rác tại gia đình.
7. Trưởng các thôn
Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quản lý; kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các tổ thu gom, cá nhân, hộ gia đình chấp hành các quy định về luật bảo vệ môi trường năm 2024.
9. Tổ thu gom rác tại các thôn
Thực hiện tốt công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn được giao đến vị trí tập kết và xử lý triệt để, không để tồn đọng rác gây ô nhiễm môi trường.
10. Đề nghị Ủy ban MTTQ và các ban ngành đoàn thể
Phối hợp tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc phân loại rác tại nguồn; xây dựng triển khai các mô hình phân loại rác tại nguồn, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa dùng 1 lần, phụ trách các tuyến đường xanh - sạch- sáng không có rác thải.
Trên đây là kế hoạch Thực hiện công tác bảo vệ môi trường đối với việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Tiền Phong năm 2024. Đề nghị các ngành, bộ phận có liên quan tổ chức triển khai thực hiện.